Sân bay Long Thành ở đâu? Có những điều gì đặc biệt về sân bay này. Cùng tìm hiểu từ A đến Z thông tin về sân bay này.
Sân bay Long Thành đang trở thành thông tin hot được nhiều người quan tâm và theo dõi. Những thông tin về sân bay Long Thành mới nhất luôn được người dân đặc biệt chú ý.
Dự án sân bay Long Thành hoàn thành sẽ tạo động lực, sức bật thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đồng Nai và Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án sân bay Long Thành đang là dự án sân bay tầm cỡ quốc tế có quy mô dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về sân bay Long Thành ở đâu cùng với những thông tin liên quan sân bay Long Thành mới nhất, hấp dẫn nhất về sân bay này. Xem tham khảo thêm về dự án izumi city
Sân bay Long Thành ở đâu?
Sân bay Long Thành được triển khai xây dựng tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Đây là sân bay quốc tế có quy mô lớn, tầm cỡ khu vực.
Vị trí cụ thể của sân bay Long Thành khá đặc biệt, toàn bộ diện tích quy hoạch sân bay nằm trên địa phần của 6 xã huyện Long Thành, đó là: Bình Sơn, Long An, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Suối Trầu và Long Phước.
Vị trí sân bay Long Thành nằm tại nơi giao thoa hội tụ của các khu vực trọng điểm miền Nam như:
- Theo hướng Đông: Cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km
- Theo hướng Đông Đông Nam, cách Biên Hòa 30km,
- Theo hướng Bắc, cách Thành phố Vũng Tàu 70km
- Nằm cạnh cao tốc Hồ Chí Minh, Long Thành, Dầu Giây
- Cách khu công nghiệp Nhơn Trạch 5km
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất – Hồ Chí Minh 43km.
Xem thông tin về Grand Marina Saigon
Với quy mô tầm cỡ của mình, sau khi hoàn thành xây dựng toàn bộ dự án, đây sẽ trở thành sân bay lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Những thông tin liên quan sân bay Long Thành mới nhất
Thiết kế quy hoạch sân bay chia thành 4 đường hạ cánh với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo phục vụ được các loại máy bay 2 tầng khổng lồ hiện nay. Quy hoạch 4 nhà ga hiện đại công suất phục vụ 100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hóa quy mô công suất 5 triệu tấn/năm.
Với diện tích quy mô lớn nằm trên địa phận nhiều xã nên khi bắt đầu thực hiện dự án tại bước đền bù và giải phóng mặt bằng còn gặp phải nhiều khó khăn và kéo dài.
Ngày 05/01/2021, dự án đã chính thức được khởi công giai đoạn 1 sau khi hoàn thành tương đối công tác đền bù và giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.
Tổng diện tích đất toàn bộ Dự án là hơn 5.364 ha, trong đó:
- Đất xây dựng sân bay chiếm 5.000ha
- Đất dành cho hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 2.750 ha;
- Đất dành cho hạng mục phục vụ mục đích quốc phòng là 1.050 ha;
- Đất dành cho hạng mục phụ trợ công nghiệp ngành hàng không và những công trình thương mại khác khoảng 1.200 ha…
Kế hoạch phân kỳ giai đoạn thi công thành 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: ( đến năm 2025 )
- Đầu tư nhà ga hành khách với 1 đường cất – hạ cánh đạt công suất 25 triệu hành khách/năm
- Đầu tư nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm.
- Giai đoạn 2: ( đến năm 2035 )
- Nâng công suất nhà ga hành khách lên 50 triệu hành khách/năm,
- Nâng công suất nhà ga hàng hóa 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Giai đoạn 3: ( sau năm 2035 )
- Nâng công suất nhà ga hành khách lên 100 triệu hành khách/năm,
- Nâng công suất nhà ga hàng hóa 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Quy hoạch giao thông kết nối các tỉnh đến sân bay Long Thành
Nhằm kết nối giao thông khu vực, phát huy hiệu quả và khai thác tối đa tiềm năng của sân bay Long Thành, các cơ quan ban ngành đã thống nhất quy hoạch giao thông kết nối khu vực, cụ thể thực hiện các tuyến sau:
- Đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành
- Đường cao tốc Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Long Thành
- Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
- Đường Vành đai 3
- Đường Vành đai 4,
- Tỉnh lộ 25C (đường Nguyễn Ái Quốc),
- Mở rộng Đường Tôn Đức Thắng thành 8 làn xe
Sân bay Long Thành ở đâu sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngay tại đó
Dự án sân bay Long Thành được đặt tại huyện Long Thành Đồng Nai do tại đây có đủ diện tích đất theo quy hoạch cần thiết cho hiện tại và trong tương lai. Đủ diện tích để quy hoạch thành một cảng hàng không quốc tế lớn nhất Đông Nam Á đến hiện tại.
Dự án hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực Đông Nam Bộ và phía Nam Việt Nam. Dự án tạo ra sức bật mới về kinh tế, du lịch cho toàn khu vực.
Dự án hoàn thành cung cấp một lượng lớn công việc cho lao động khu vực, giúp ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống cho hơn 200 ngàn người lao động.
Dự án kích thích phát triển giao thông vận tải, hạ tầng khu vực Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra, với sự phát triển của dự án, sẽ tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, tăng sức hút du lịch và kết nối Đồng Nai với các địa phương khác. Kết nối Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.